
Trong khuôn khổ của đại phân tích, khoa Tử-Vi phân biệt Bản
Mệnh và Cục, 12 cung và những sinh thời hơn trong đời người. a)Sự phân biệt Bản Mệnh và Cục Để phân tích Bản Mệnh, khoa Tử-Vi đã dùng hai yếu tố căn bản
để định danh Bản Mệnh : một là nguyên thể của Bản Mệnh, hai là hành của Bản
Mệnh. Bản Mệnh được xếp thành 5 loại, tương ứng mới 5 hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim,
Thủy. Từ 5 hành đó, chúng ta rút tỉa những ý nghĩa về con người và đời người.
Mỗi Bản Mệnh có một hành làm chủ. Hành đó quyết định lý tính, hoá tính của Bản
Mệnh. Như Bản Mệnh hành Kim có lý tính và hóa tính riêng của loại kim khí,
không giống lý hóa tính của hành Hỏa. Ngoài thể tính, khoa Tử-Vi phân biệt nhiều cách trong một thể. Ví dụ như hành
Hỏa gồm có “ Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới chân núi), Sơn Đầu Hỏa (lửa trên đỉnh núi),
thiên thượng hỏa (lửa trên trời), tích lịch hỏa (lửa sấm sét), lộ trung hỏa (lửa
trong lò) và phú đăng hỏa (lửa ngọn đèn). Mỗi thể cách Hỏa như thế có một đặc
tính cơ hữu. Nhưng, rất tiếc khoa Tử-Vi không liệt kê đặc tính này. Mỗi hành được
chia thành 6 thể cách. Như vậy, có tất cả 30 thể cách Bản Mệnh cho 5 hành.* Mỗi hành đứng riêng nhưng có nghĩa. Hành và nguyên thể của
nó chỉ có nghĩa khi nào đi chung vớ hành khác. Ví dụ như Bản Mệnh Hỏa gặp sao
Kim nói chung thì khắc vì Hỏa khắc Kim: gặp Thổ thì sinh vì Hỏa sinh Thổ. Tuỳ
theo khắc hay sinh, số mạng sẽ tốt hay xấu: sinh thì tốt, khắc thì xấu. Đối với Cục, khoa Tử-Vi cũng ngũ hành hóa thành 5 cục. Đó
là: Thuỷ nhị cục, Mộc tam cục, Thổ ngũ cục và Hỏa lục cục. Những con số 2, 3, 4
…. Đi kèm với mỗi cục không thực dụng cho việc giải đoán. Ý nghĩa của cục chỉ
được xét trong sự sinh khắc với hành của Bản Mệnh. Nếu Mệnh, Cục tương sinh thì
tốt, tương khắc thì xấu. Trong mọi trường hợp tốt, cuộc đời suôn sẻ hơn, vận
may dễ gặp hơn, nghịch cảnh ít hơn. Trái lại, nếu khắc thì xấu, báo hiệu nhiều
trở ngại, khó khăn, phải đấu tranh chật vật và có thể là yếu tố yểu hay bất lợi
cho phú, quý, khoa bảng cuộc đời v.v… b)Sự phân biệt 12 cung Trong tiến trình đại phân tích thứ hai, khoa Tử-Vi chia sinh
hoạt con người thành 12 khía cạnh liên quan đến một lãnh vực của con người và
của đời người. Mười hai khía cạnh đó được diễn tả qua tên gọi 12 cung trong lá
số, được liệt kê như sau: - Cung Phúc Đức nói lên tình trạng của tiền kiếp, của dòng
họ, hậu qủa của tiền kiếp, của dòng họ trên đời người: đây là khía cạnh duy
linh, mang ít nhiều tính cách siêu hình. - Cung Phụ Mẫu nói lên tình trạng của cha mẹ, tương quan
hệ giữa mình và cha mẹ, tương quan này được hiểu theo một phạm vi khá rộng, từ
huyết thống (hérédité) cho đến sinh kế, thọ yểu, hạnh phúc cua cha mẹ và tiếng
dội trên cuộc đời của mình. - Cung Mệnh nói lên tâm tính, trí tuệ, tình cảm, sở thích,
sở ố, tóm lại nội tâm con người. - Cung Bào nói lên tình trạng của anh chị em trong gia đình,
tuơng quan sinh hoạt giữa huynh đệ với nhau. - Cung Phu hay Thê nói lên tình trạng gia đạo, hạnh phúc, vợ
chồng, đặc tính và sự nghiệp của người hôn phối, tương quan giữa mình và người
vợ (hay chồng). - Cung Tử Tức nói lên tình trạng con cái trong hay ngoài gia
đình, hạnh phúc giữa cha mẹ và con cái, cũng như hạnh phúc con cái. - Cung Tài Bạch nói lên tình trạng tài chánh của mình, sinh
hoạt vật chất của gia đình - Cung Tật Ách nói lên tình trạng sức khỏe vật chất và tinh
thần cùng những tai họa bệnh tật đi kèm theo có ảnh hưởng đến con người và đời
người. - Cung Thiên Di noí lên hoàn cảnh, thời thế mà mình đang
sống, liên hệ giữa con người và xã hội. - Cung Nô Bộc nói lên sự giao thiệp giữa mình với một số
người có liên hệ mật thiết như nhân tình, bạn bè, người thuộc quyền tôi tớ ….. - Cung Quan Lộc nói lên nghề nghiệp, khả năng chuyên môn,
sở thích, nguyện vọng con người. - Cung Điền Trạch nói lên tình trạng nhà cửa, ruộng vườn,
khung cảnh vật chất của sinh hoạt. Sự phân tích ra 12 cung trên đã mô tả thỏa đáng các lãnh vực
sinh hoạt cá nhân, hình dung được con người và đời người một cách khúc chiết,
tinh vi. Qua lối đại phân tích đó, khoa Tử-Vi giải quyết phần lớn tham vọng tìm
hiểu con người và đời người. c)Sự phân biệt các thời hạn của đời
người Khoa Tử –Vi chia sinh thời con người ra làm hai thời kỳ:
tiền vận và hậu vận. Tiền vận là giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến tuổi lập thân. Phỏng
theo ngạn ngữ “Tam thập nhị lập”, tuổi này được ấn định vào khoảng trên dưới 30
tuổi. Tiền vận này do cung Mệnh mô tả. Hậu vận là thời gian còn lại cho đến lúc chết, do cung Thân mô tả.
Cung Thân đây là cung của tuổi thành thân, chớ không phải cung Thân của 12 điạ
chi. Sự phân biệt này cốt để mô tả hai thời kỳ vận mệnh, cốt để
nhấn mạnh đến sự thay đổi của cuộc đời. Thật vậy, đời người có thăng, có trầm,
có chuyển hướng chớ không bao giờ giống nhau từ lúc sinh đến lúc tử. Trong giai
đoạn tiền vận (Mệnh), con người còn nhỏ, phải sống với cha mẹ, anh em nhờ vả
vào cha mẹ, con người đang học nghề, đang chọn bạn trăm năm, để chuẩn bị bước vào
đời. Trong hậu vận (Thân), cá nhân coi như đã thành thân, phải bước vào đời,
không còn lệ thuộc vào cha mẹ mà trái lại phải tự lập cho mình, chịu trách nhiệm về kiếp
sống của mình, phải gánh vác gia đình, con cái, phải giao thiệp với xã
hội, phải có nghề riêng nuôi miệng và bảo bọc vợ con. Cuộc sống vì thế trở
thành độc lập và riêng tư, tách rời khỏi đại gia đình để sống với tiểu gia
đình, với quan trường hoặc thương trường. Hạnh phúc con người bấy giờ gồm hạnh
phúc gia đạo, hạnh phúc nghề nghiệp, hạnh phúc vật chất do mình tự tạo và tự
điều khển. Cuộc sống riêng tư đó đôi khi đưa đến sự thành lập một tổ ấm thứ
hai với vợ lẽ, với nhân tình. Cái hàng rào ngăn cách hai giai đoạn Mệnh và Thân không có
tính cách cố định. Có quan điểm cho rằng ranh giới giữa Mệnh và Thân tuỳ theo
con số của Cục. Ví dụ như Thủy nhị cục thì Thân được kể từ 32 tuổi trở đi, Mộc
tam cục từ 33, Kim tứ cục từ 34, Thổ ngũ cục từ 35 và Hỏa lục cục từ 36. Và vì
vậy cho nên khi xem Thân là phải tính trong tương quan với Cục. Nói khác đi, Cục
tương ứng với Thân, với hậu vận, còn Bản Mệnh tương ứng với Mệnh, với tiền vận.
Quan điểm này có thể chấp nhận được. Duy phải lưu ý rằng, Mệnh sang Thân, sự
chuyển hướng không đột ngột như một ngõ rẽ. Để đánh dấu sự thay đổi dần dà đó,
có lẽ người ta bày ra cung lưu niên đại hạn. Cung
Thân có thể đóng ở một trong sáu cung dưới đây: Mệnh, Phúc, Quan, Di, Tài và Phu Thê. Không bao giờ Thân
đóng ở Phụ, Điền, Nô, Tật, Tử, Bào. Lý do là cung Thân, vì mô tả toàn diện hậu
vận con người, là một cung có nghĩa đa diện, tức là một cung cường. Vì là cung
cường cho nên Thân chỉ đóng chung với những cung quan trọng của đời người mà
thôi. Khi Thân đóng cung ở cung nào thì cung đó quan trọng gấp bội. Ví dụ nếu
Thân đóng ở Quan thì các hay, các dở của cung Quan không phải chỉ hay dở về
quan trường mà thôi mà còn hay dở trên nhiều điạ hạt khác như tài lộc, phu thê,
thời thế …. Nếu cung Quan tốt thì hậu vận sẽ tốt toàn diện, xấu thì xấu toàn
diện. Yếu lý của cung Thân nằm trong ý nghĩa này. d) Sự phân biệt các cung hạn: Khoa Tử-Vi chia nhỏ sinh thời con người thành nhiều hạn kỳ.
Hạn kỳ lớn gọi là đại hạn 10 năm một kế tiếp nhau theo thứ tự hoặc thuận hoặc
nghịch. Mỗi đại hạn đóng ở một cung. Cung đó tốt hay xấu thì đại hạn cũng có ý
nghĩa đó. Đại hạn thuộc tiền vận thì nằm trong khuôn khổ của cung
Mệnh. Nếu thuộc hậu vận thì lồng khung trong cung Thân. Nếu
Mệnh hay Thân tốt thì cái tốt đó ảnh hưởng đến đại hạn liên hệ và có thể chế
giảm ít nhiều cái xấu của đại hạn đó. Nếu Mệnh, Thân xấu thì xấu lây đến đại
hạn, ít hoặc nhiều. Sự phân tích vận kỳ đến 10 năm thuộc đại loại phân tích.
Thấp xuống đến từng năm là vi phân tích. Tóm lại, trong phạm vi đại phân tích, khoa Tử-Vi chọn lọc
những yếu tố lớn có ảnh hưởng đến con người và đời người để khảo sát qua thời gian, suốt cuộc sống. Phương pháp phân chia này xét ra thỏa đáng, đáp ứng được một
phần lớn tham vọng của khoa Tử-Vi là tìm hiểu vũ trụ nhỏ của nhân sinh, không
những trên từng địa hạt mà còn trong mỗi thời kỳ. 2.-Vi phân tích
(micro-analyse) Trong
khuôn khổ vi phân tích, khoa Tử-Vi phân biệt những yếu tố nhỏ hơn, những thời
hạn ngắn hơn. Những yếu tố nhỏ gồm các sao (với ý nghĩa và Am Dương ngũ hành
tinh của mỗi sao), những thời hạn nhỏ gồm từng năm, từng tháng, từng ngày, từng
giờ. a) Sự phân biệt ý
nghĩa của các sao Khoa
Tử-Vi sử dụng lối 111 sao, trong đó có 14 chính và 97 phụ tinh. Mỗi sao có một
số ý nghĩa đi kèm. Có 9 loại ý nghĩa của sao. Đó là ý nghĩa cơ thể, bệnh lý,
tính tình, công danh, tài lộc, phúc thọ, tướng mạo, điền sản, vật dụng. Với 9
loại ý nghĩa này, khoa Tử-Vi hầu như bao yểm hết các yếu tố chi phối con người
, giúp giải đoán được nhiều đặc trưng của cá nhân trên các phương diện cơ thể,
tướng mạo, bệnh lý, tính tình, nghề nghiệp, tiền bạc, thọ yểu, điền sản…Lẽ dĩ
nhiên, không có sao nào có đủ 9 loại nghĩa: có sao chỉ có 1 hay 2 loại, có sao
có 6, 7 loại. Dù sao, 9 loại gộp lại đủ để mô tả vận mệnh con người một cách
tương đối chi tiết, trên nhiều lãnh vực quan yếu, diễn xuất được khá nhiều tình
tiết của sự kiện. Qua
các cung, khoa Tử-Vi đi sâu vào những cá tính phức tạp trong mỗi cá nhân, những
nét vận mệnh phong phú trong mỗi cuộc đời. Lối vi phân tích bổ túc rất nhiều
cho lối đại phân tích. Nhờ lối vi phân tích, khoa Tử-Vi mới có được chiều sâu
cần thiết, mới đạt được mức độ cụ thể và cá biệt cho mỗi cá nhân và mỗi cuộc
đời, mới diễn xuất được hình thái phức tạp của mỗi biến cố. Lối vi phân tích
làm cho lá số Tử-Vi không phải là một bức phác hoạ mờ ảo của con người, mà là một
bức ảnh phóng đại, có đường nét khá rõ rệt, có chấm phá, đậm lợt dễ phân biệt.
Lối vi phân tích làm cho khoa Tử-Vi thêm cụ thể và phong phú. Nhờ lối vi phân
tích, con người không những chỉ được mô tả qua
cá tính và phản ứng mà còn được mô tả qua vận mệnh, thành bại. Đó
là nói về ý nghĩa của các sao. a) Sự phân biệt ngũ
hành của các sao Mỗi
sao có một hành riêng. Hành này góp phần tăng cường hay chế giảm ý nghĩa của
các sao. Một sao có hành tương hợp với cung toạ thủ thì đắc địa, tương khắc thì
hãm địa. Đắc địa, sao sẽ mạnh nghĩa hơn. Hãm địa, ý nghĩa bị kém đi hoặc mất
hẳn. Giữa hai sao cũng vậy, nếu gặp tương sinh về ngũ hành thì hai sao cùng đắc
thế, ý nghĩa sao này trợ lực cho ý nghĩa sao kia: nếu gặp tương khắc thì hai
sao tương nghịch, ý nghĩa sao này làm giảm thiểu ý nghĩa sao kia. Thành thử,
sức mạnh khắc ngũ hành trong các sao, khoa Tử-Vi đã đẩy mạnh sự phân tích đến
trình độ hết sức khúc chiết, đề cao sự tương quan giữa các yếu tố nhỏ, diễn
xuất được những uẩn khúc vi tế hơn nữa của các yếu tố nhỏ. b) Sự phân biệt các
hạn nhỏ Khoa
Tử-Vi còn tế phân những chặn đường trong đời người thành những đoạn nhỏ từng
năm, từng tháng và cả từng ngày, từng giờ: hạn kỳ một năm gọi là tiểu hạn, một
tháng gọi là nguyệt hạn, một ngày gọi là nhật hạn, một giờ gọi là thời hạn. Sự
phân biệt này cốt để tìm hiểu những biến cố trong từng khoảng ngắn. Xem thế,
khoa Tử-Vi có tham vọng tiên liệu tất cả mọi việc trong mọi thời gian của đời
người. Chính vì tham vọng quá lớn này mà có nhiều người dị nghị mức độ chính
xác của những hạn kỳ nhỏ. Họ cho rằng khoa Tử-Vi không chắc thấu đáo nổi các
chi tiết phức tạp của một ngày, một giờ. Lập luận bài bác này xem ra chí lý:
trên thực tế, ta thấy Tử-Vi chỉ chính xác đến tiểu hạn và nguyệt hạn là cùng.
Càng đi sâu vào nhật hạn, thời hạn càng dễ sai: có nhiều biến cố của một ngày
xảy ra mà lá số không dự liệu. Tuy
nhiên, nói như thế không có nghĩa là hoàn toàn phủ nhận giá trị của khoa Tử-Vi
trong việc xác định các biến cố được chứng nghiệm trong ngày đối với một vài lá
số. Việc phân chia thời gian nhỏ trong lá số chỉ là một tiến trình bắt buộc của
kỹ thuật vi phân tích mà thôi. Đã phân chia được kỳ hạn lớn, tất phải phân chia
được kỳ hạn nhỏ. Đây chỉ là một kỹ thuật ngắt đoạn thời gian hình thức. Giá trị
của nó không phải ở chỗ chi tiết mà ở chỗ tổng hợp. Vì thế cho nên, những hạn
kỳ nhỏ không có giá trị biệt lập; nó bị đóng khung trong cái hạn kỳ lớn hơn.
Chính những hạn kỳ lớn mới quyết định: người ta dựa vào hạn kỳ lớn để tìm những
nét chính. Việc giải đoán một hạn kỳ nào phải được xét trong khuôn khổ của một
hạn kỳ lớn hơn. Phương pháp Tử-Vi không phải chỉ thuần túy phân tích. Sự phân
tích đó chỉ là một kỹ thuật để áp dụng phương pháp tổng hợp mà thôi. Chính sự
tổng hợp mới là cứu cánh khoa Tử-Vi và của thuật giải đoán Tử-Vi.
1.Đại phân tích (macro-analyse)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (XemTuong.net)