Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng đúng chuẩn vào ngày 15/1 âm lịch. Bài cúng Rằm tháng Giêng 2017 - Tết nguyên Tiêu để rước lộc vào nhà.
Mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng 2017 đúng chuẩn (15/1 âm lịch)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ông bà ta vẫn có câu “cúng quanh năm không bằng Rằm Tháng Giêng”, nhân dịp ngày Rằm đầu tiên của năm mới Đinh Dậu đang đến gần XemTuong.net xin gửi tới quý độc giả cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng đúng chuẩn.


Mam co cung Ram Thang Gieng 2017 dung chuan 151 am lich hinh anh 2
 
Mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu gồm các món ăn mang đậm phong vị truyền thống và gợi nhớ hương vị cổ truyền của dân tộc. Tùy theo phong tục vùng miền, một số món ăn có thể thay đổi nhưng về cơ bản gồm các món dưới đây.   1. Bánh chưng (bánh tét): món bánh đặc trưng của ngày Tết Việt Nam không thể vắng bóng trên mâm cúng ngày Rằm đầu năm. Bánh chưng thường cúng theo cặp, tượng trưng cho vạn sự có đôi, vuông vắn thuận lợi.   2. Xôi: món xôi thường được sử dụng trong cúng lễ là xôi đỗ xanh, nhưng đặc biệt ngày Rằm Tháng Giêng thì lại cúng xôi gấc. Xôi màu đỏ tươi, vị ngọt béo dịu dàng, mang tới may mắn, son đỏ cho gia chủ dịp đầu năm.   3. Hoa quả: ngũ quả bày trên ban thờ phải đủ màu, đủ sắc, gồm các loại quả mang ý nghĩa tốt lành, với người miền Bắc là chuối, quất, táo, cam, đào,… với người miền Nam là mãng cầu, đu đủ, xoài, sung, dừa,…   4. Bánh trôi: món ăn đặc biệt trên mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng là bánh trôi nước, với mong muốn một năm trôi chảy, hanh thông.   5. Gà: Con gà lễ được luộc vàng óng, miệng ngậm bông hoa hồng tươi tắn được đặt trang trọng trên mâm cúng vào ngày Rằm là lễ vật thành tâm mang tính cổ truyền của người Việt.   6. Chân giò: Thông thường các lễ cúng khác chỉ cúng thịt mồi, nhưng riêng Rằm đầu năm cần chuẩn bị chân giò luộc để dâng lên ông bà tổ tiên. Món này có thể thay bằng giò chả cho tiện lợi cũng được.
Mam co cung Ram Thang Gieng 2017 dung chuan 151 am lich hinh anh 2
 
7. Dưa muối: món ăn đậm đà hương vị này không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Rằm. Dưa phải là loại dưa cải muối nén, có vị mặn và chua hài hòa.   8. Cơm: bát cơm tẻ trắng mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, có nếp có tẻ, thuận hòa, đủ đầy.
 
9. Nước chấm: bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim. Nước chấm bổ sung vị mặn, hoàn thiện mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng trọn vị.
 
Mâm cỗ cúng ngày Rằm đều là các món ăn truyền thống, quen thuộc và dễ thực hiện. Quan trọng nhất khi biễn mâm cúng là nấu nướng chu đáo, bày biện khéo léo và chân tâm thành kính. Mỗi món ăn là một hương, một sắc, một vị góp phần tạo nên sự tròn đầy, trọn vẹn cho mâm cúng dâng lên trời đất và tổ tiên. 
► Mời các bạn xem sao hạn và xem tử vi 2017 để biết vận hạn, phòng tránh tai ương

Infographic: Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn để tài lộc rủng rỉnh cả năm Nên làm lễ cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay lên chùa?
Trình Trình

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

cúng rằm tháng giêng


xá lợi tuất chòm sao cự giải Sao thien khốc tướng đàn ông vai xuôi Hà Uyên các lễ hội ngày 9 tháng 11 âm lịch đào hoa kiếp Phi tinh đồ của ngôi nhà Công Ty biểu tượng bản tính của Nhân Mã thoa cách đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy số tử vi Tật cuộc SAO HỒNG LOAN xin chữ hao tài báo tình yêu hôn nhân và gia đình phủ giác đầu thai hoàng thái cực đồng nhân bí mật tình yêu của cung bạch dương tuổi bính ngọ thuộc mệnh gì Đạo lý kinh kiển nhà phật vận trình hung cát làm ăn mơ thấy cọp rượt Tiết VĂN XƯƠNG 2021 bài trí sân vườn theo phong thủy hình sát Xem tuoi giường Xem Ngày Giờ quê kiêng kị phong thủy bình phong thủy cát tường các pháp khí trong phong thủy Cúng nhập trạch Ân quang thân cự môn Sao Thiên lương Thạch lựu Mộc đeo nhẫn hợp phong thủy bảo bình và song ngư có hợp nhau minh Thái cực đồ bị giật mắt phải