TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Trở về trang nhà
Kết Luận-Tài Liệu Nghiên Cứu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

IX.- Kết luận
     Tử-vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh trong nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á-châu. Người sáng lập ra không phải là Hy-Di tiên sinh. Ông chỉ là người kết hợp các khoa lại. Chính ông, ông cũng công nhận khoa này có trước ông. Ông chỉ là người bổ túc và đưa nó trở thành một khoa nổi tiếng.
     Khoa Tử-vi truyền vào Đại-Việt thời Lý do Trần Tự Mai, hay Hoàng Bính mang vào không cần thiết. Dù Tự Mai hay Hoàng Bính thì Tử-vi đó cũng thuộc chính phái. Nhưng bí truyền trong dân gian. Đợi mãi đến khi ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung-hoa về mang theo bộ Tử-vi của Nam phái, bấy giờ khoa Tử-vi mới được đại chúng hóa. Nhưng cũng chính vì vậy khoa Tử-vi ở Việt-nam có hai trường phái: Một trường chính phái, học rất mau, theo sát Hy-Di tiên sinh.
     Một trường phái nữa ảnh hưởng Nam phái, vì thất truyền thành ra không có hệ thống nào cả.
     Những người nghiên cứu Tử-vi cần phân biệt rõ hai hệ thống, để lúc học mới khỏi bị bỡ ngỡ. Tuy nhiên không phải những sách vở nào của Nam phái cũng hỗn tạp, không phải những vị nào của Nam phái đều đoán liều cả. Tử-vi cũng như y học cần đi đến đối tượng là kết quả, ai đoán trúng, người đó đạt được học thuật. Cũng như y học, nói, viết không phải là cứu cánh, mà ai trị khỏi bệnh, người đó có lý.
      Một vấn đề trước mắt của chúng ta là, làm sao có đủ sách cho các vị nghiên cứu tìm hiểu.

      Sách vở của cổ nhân chỉ là nền móng lúc đầu. Tại sao xưa kia Hy-Di tiên sinh đã tìm ra được nhiều nguyên lý Tử-vi, ngày nay chúng ta không thể đi sâu hơn tìm ra những nguyên lý khác. Cái xe hơi thế kỷ thứ 18 thô sơ, người sau cải tiến dần, nay trở thành những xe tối tân. Tử-vi là khoa học, chúng ta có thể tìm thêm, nghiên cứu rộng, để đưa ra những phát hiện mới. Bấy giờ mới đi tìm vận số con người, lại có thể đi xa hơn, phát triển phá cách, trợ cách, một lối phát huy độc đáo đời Trần, cần được đào sâu để đạt được tuyệt đích khoa học vậy.

Viết tại Bruxelles, mùa Đông, Tân-dậu (1981)
Trần Đại Sỹ
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Hầu hết bằng Hoa-văn, và vài bộ bằng Việt-ngữ, gồm những bộ ghi trên.

        1. Thư tịch về khoa Tử Vi
        2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
        3. Khoa Tử Vi đời Tống
        4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
        5. Tử Vi vào Việt Nam
        6. Khoa Tử Vi đời Trần
        7. Khoa Tử Vi đời sau
        8. Dị biệt chính, Nam phái
        9. Kết luận

Quay về | Trở về trang nhà



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tiết Xử Thử phong thuỷ hành lang con cái ma kết Hội Đình Mai mơ thấy binh điềm báo tâm linh điện Lục sát sao thien tai tho đàn ông đẹp trai thờ thần tài Thần tài thổ địa xem rốn én bay từng đàn động thổ là làm gì cung bảo bình hợp với Hoà phong thuỷ cho quán cafe mua nuoc hoa mơ thấy đi xe máy đánh con gì Bạn biết gì về lễ hội đền Hùng huong nha o tuổi Canh Thân bộ phim cây ngô đồng tổng thống Barack Obama 2020 chàng song ngư nàng bạch dương vận thế tướng phú quý Già p Thiên tuong ý nghĩa sao thái dương tài vận tháng 1 của 12 con giáp mơ thấy rùa đá mat ảnh Chòm sao hai mặt イーラ パーク 静岡県東部 ngón cung Nhân Mã nhóm máu O tướng đầu gối Đổi tên Khổng minh đào VĂN Cầu cha tuổi tý con tuổi mão đàn ông mắt sâu cách ghen tuông và các sao ghen trong tử vi