Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình người Việt. Tục lệ gói bánh chưng mỗi khi Xuân về là một nét đẹp của văn hóa Việt.
Gói bánh chưng Tết đón xuân về

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình người Việt. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam.


Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dày có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dày bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Goi banh chung Tet don xuan ve hinh anh
Ảnh minh họa
 
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa liu riu, bánh mới ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu! Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Tổng hợp
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

bánh chưng bánh chưng bánh dày


Quan Thế Âm Bồ Tát con giáp thành công la tháng Giêng TẾT NGUYÊN ĐÁN tướng phụ nữ sinh đẻ khó dáng người thắt đáy lưng ong là như điềm báo hắt hơi Tân vật phẩm chiêu tài Cung hoang dao tủ ý nghĩa của từ Phật người tuổi thân thầy Phật khuyên Kình Bố cục phong thủy nhà xưởng chân mệnh thiên tử Tử vi 2017 Thi mệnh Mộc tướng ngón chân Quả Nguyên lý tương chòm sao nữ vượng phu bảy Lục Thập Hoa Giáp quẻ độc tọa Giải Mã Giấc Mơ người có tướng tai nhỏ Tuổi Dậu tuỏi ngày phụ nữ cầu hôn bán cúc áo dạ tỏ Cu sao tuế phá trong lá số tử vi Tuất đất phong thủy tốt Sao Phi ä ua cách khắc phục hướng bếp xấu mơ thấy rắn Cung Song Ngư trung đất tốt xấu tuổi Sửu cách đặt bát hương