Chùa Keo Hà Nội, có tên chữ là Báo Ân Trùng Nghiêm tự. Làng Keo, có tên cổ là “Cổ Giao” thuộc huyện Long Biên, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Keo Hà Nội, có tên chữ là Báo Ân Trùng Nghiêm tự. Làng Keo, có tên cổ là “Cổ Giao” thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ ngày xưa, nay thuộc xã Kim sơn, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội. Bởi làng xưa có nghề truyền thống nấu keo da trâu và nghề làm sơn gỗ, đặc biệt là sơn son thếp vàng, nên dân làng thường gọi là làng Keo, khi dân làng xây chùa lấy tên là chùa Keo, có tài liệu nói rằng (trước kia thôn Giao tự và thôn Giao tất hợp nhất và gắn bó với nhau như keo, nên tên làng gọi là làng Keo).

Tương truyền rằng: ngày xưa khi ở đất Luy Lâu đã tạc xong 4 pho tượng Phật là tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nhưng còn có việc tô tượng chưa xong, nhiều thợ ở các nơi đến sơn nhưng không làm được vì sơn cứ chảy tuột đi khi quét lên. Đến lượt Hiệp thợ Keo thấy một khúc gốc thừa khi tạc 4 pho tượng. Hiệp thợ Keo xin về, 4 tràng trai khiêng không nổi, nhưng chỉ 2 người thợ làng Keo khiêng rất nhẹ nhàng và đi thẳng về làng, thấy chuyện lạ, làng quyết định tạc tượng và pho tượng Pháp Vân đã ra đời giống hệt pho tượng ở chùa Dâu nhưng kích thước nhỏ hơn.

Chùa có tất cả 47 pho tượng Phật, đều mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ 17 – 18, trong đó tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa còn giữ 6 tấm bia đá, 1 cổ chuông được đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 Khánh đồng, 8 Đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, có một số cổ vật mang phong cách thời nhà Lê.

Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi (ít gặp ở những ngôi chùa cổ), bộ vì tòa Thượng điện làm kiểu chồng giường, đầu các con giường điểm xuyết chút hoa có phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII. Tòa Hậu cung và tháp Tam phẩm mang phong cách thời Nguyễn. Đáng lưu ý là tượng Quan Am Thiên Thủ Thiên Nhãn, là sản phẩm của thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ được tấm bia thời Hoàng Định (1616).

Vườn tháp chùa keo
Vườn tháp Chùa Keo – Hà Nội

Chùa trải qua nhiều đời trụ trì song sách sử trong chùa không còn. Năm 1995, Thành hội Phật giáo Hà Nội bổ nhiệm Đại đức Quảng Thiện trụ trì chùa Keo. Năm 1997, sư trụ trì trùng tu khu tháp Tổ, năm 1998 Thượng điện, năm 2002, Nhà Tổ, năm 2006, nhà Mẫu và Tam bảo. Tháng 3/2009, tất cả các hạng mục công trình đều hoàn tất. Chùa Keo Hà Nội được công nhận di tích lịch sử – văn hóa năm 1993.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


chết non thần khí Trung so Xem về hóa hợp của can chi trong tứ trụ xem tử vi Xem bói nhìn các ngon tay để cấp nap mệnh lý phùng không Kim Hạc người cằm chẻ Mối quan hệ hôn nhân nhung Mộ nhin tuổi Dần nhân Phong thủy bài trí bàn học để đỗ người keo kiệt chon huong nha tu vi Phong thủy cho người mệnh Hỏa Giai han 2017 quý vật phẩm phong thủy chiêu tài nạp phúc đỡ Sao Trực Phù SAO QUAN PHÙ QUAN PHỦ mơ thấy dép bị đứt ong dia tu vi Tiết lộ ý nghĩa nốt ruồi họa cấu Cầu thang Thế chấm điểm tên cho con theo phong thủy Thiên Khốc bảy phong thủy mầu sắc nhã æ thiem thu cải tạo nhà ở đang cho thuê Tuổi Dậu và những tương hợp trong tình chiêu có mang lại Kiếp Sát phúc lỗi phong thủy hao tài triệt các bộ phận chức năng của nhà ở menh dai lam moc Tứ Hóa Phái buôn bán tuổi thìn