
- Dần Ngọ Tuất: Khi không đủ thì chỉ có Dần Ngọ hợp, Ngọ Tuất hợp.
- Hợi Mẹo Mùi: Khi không đủ thì chỉ có Hợi Mẹo hợp, Mẹo Mùi hợp.
- Thân Tý Thìn: Khi không đủ thì chỉ có Thân Tý hợp, Tý Thìn hợp.
- Tị Dậu Sửu: Khi không đủ thì chỉ có Tị Dậu hợp, Dậu Sửu hợp.
Xin chớ lầm cả 3 lúc nào cũng hợp là mang họa. Cẩn thận.
3. Dù khắc dù sinh Địa chi cũng còn xét đến mạng. Ví dụ Canh Tý thuộc Thổ
sinh Tân Hợi thuộc Kim (trường hợp này mạng sinh tốt). Và khắc cũng có
trường hợp khắc tốt. Ví dụ 1 người A (hay nghiện rượu) khắc người B
(dùng lời khuyên khéo léo). A hợp với B (trường hợp Lục Hợp) nên A nghe lời
B từ đó bỏ rượu. Vậy thì hóa tốt.
4. Nên cẩn thận và tránh Lục Hại:
Mùi, Tý gặp nhau lắm họa tai
Ngọ cùng Sửu đối sợ không may
Tị, Dần tương hội thêm đau đớn
Thân, Hợi xuyên nhau thật đắng cay
Mão thấy Thìn kia càng khổ não
Dậu trông Tuất nọ lắm bi ai.
Hay tránh cặp đối Xung trực tiếp: Tý-Ngọ ; Mẹo-Dậu ; Dần-Thân ; Tị-Hợi ; Thìn-Tuất ; Sửu - Mùi.
Tam hợp là 1 liên kết chậm nhưng bền lâu. Ngoài Tam Hợp ra, trong khoa
Trạch Cát, Phong Thủy, Tử Vi, Lý Số còn sự thuận hợp khác nữa:
LỤC HỢP: Tý+Sửu, Dần+Hợi, Mẹo+Tuất, Thìn+Dậu, Tị+Thân, Ngọ+Mùi.
Nói là Lục Hợp nhưng cũng còn phân ra làm 2 trường hợp nữa:
a/. Trong hợp có khắc: Là các trường hợp Tý+Sửu, Mẹo+Tuất, Tị+Thân. Vì sao ? Sửu Thổ khắc Tý Thủy, Mẹo Mộc khắc Tuất Thổ, Tị Hỏa khắc Thân
Kim. Rơi vào trường hợp này, thường thì khắc khẩu, dễ bất đồng ý kiến.
b/. Trong hợp có sinh: Là các trường hợp còn lại kia. Vì lý do tương sinh của ngũ hành, tính như trên.
- Ngoài cái Địa Chi, người ta còn tính cái Thiên Can nữa. Có 10 Thiên
Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Khi 10
Thiên Can phối với 12 Địa Chi được 60 trường hợp, gọi là Lục Thập Hoa Giáp vậy.
Trong phạm vi bài này, NCD tôi chỉ xin nói qua về Ngũ Hợp của Thiên Can thôi. 10 thiên Can đó hợp hóa thành:
Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ, Ất hợp với Canh hóa Kim, Bính hợp với Tân hóa
Thủy, Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc, Mậu hợp với Quý hóa Hỏa.
Các trường hợp chúng hóa thành 1 Ngũ hành khác chính là yếu tố rất quan
trọng trong dự đoán Tứ Trụ (hay Bát Tự cũng thế), và trong Phong thủy cũng xài
hợp hóa này. Trong Trạch Cát chọn ngày cũng cần nó, rất quan trọng. Và 1
điều mà NCD tôi muốn nói, rất quan trọng trong lĩnh vực bói toán, mà
nhiều thầy bói cố tình đánh lạc hướng hay che giấu, đó là: THIÊN CAN LÀ
CHÁNH NGŨ HÀNH.
Chính sự Sinh-Khắc của Thiên Can mới là yếu tố quan trọng, hơn cả Địa Chi. Sự sinh khắc này dựa trên Ngũ Hành của chúng:
Giáp-Ất thuộc Mộc, Bính-Đinh thuộc Hỏa, Mậu-Kỷ thuộc Thổ, Canh-Tân
thuộc Kim, Nhâm-Quý thuộc Thủy. Và chúng vẫn Sinh -Khắc như Ngũ Hành
bình thường vậy (là Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim, Kim sanh
Thủy v.v..)
Nói đến Tứ hành Xung gần như ai cũng từng nghe qua ít nhất 1 lần trong
đời nhưng mấy ai biết trong đó có nặng có nhẹ, có lúc lại không xung,
có lúc lại hóa tốt ?
Tứ Hành Xung chia làm Thượng,Trung, Hạ.
Nặng nhất là Thượng, chính là trường hợp của Tý - Ngọ - Mẹo - Dậu. Sự
Xung khắc rất mạnh, trong đó cũng có chia ra thành từng cặp khắc nhau,
chứ không phải khắc loạn xạ như nhiều người hiểu lầm đâu.
Tý-Dậu là 1 cặp, Ngọ-Mẹo là 1 cặp, đây là thuộc cách Địa Chi tương
phá. Tý-Ngọ là 1 cặp, Mẹo-Dậu là 1 cặp, đây là cách Địa Chi tương xung
rất nặng, nên cẩn thận.
Ngoài lề 1 tì, còn có trường hợp Dậu-Dậu, Ngọ-Ngọ là Địa Chi tương hình
nữa. Sự Hình Xung của cách này nặng hơn do chúng là 4 trục chính đối
xung nhau (Tý Khảm thủy, Ngọ Ly hỏa, Mẹo Chấn mộc, Dậu Đoài kim), các
Ngũ Hành của chúng xung khắc với nhau rất quyết liệt vậy.
Cách Tứ Hành Xung hạng trung là của Dần, Thân, Tị, Hợi. Trong đó cũng
phân ra thành cặp như trên : Dần-Thân- Tị-Hợi là trường hợp đối xung
trực tiếp nên rất nặng.
Kế đến là Dần-Tị, Thân-Hợi, đây là cách Lục Hại. (Với trường hợp vợ
chồng thường hay đau yếu, bệnh hoạn). Ngoài ra, còn lại Dần Hợi và Tị
Thân đã là Lục Hợp ở trên rồi.
Cách thứ ba là gần như không xung, đó là Thìn-Tuất-Sửu-Mùi, vì sao ? vì
chúng đều có chung Ngũ Hành là Thổ, mà Lưỡng Thổ Thành Sơn, nên chúng
gần như không xung. Duy chỉ các cặp Đối Xung trực tiếp là nên tránh
thôi: Thìn và Tuất, Sửu và Mùi.
Trong khoa này ngoài sự Xung khắc của Tứ Hành Xung, còn có Lục Hại:
Mùi, Tý gặp nhau lắm họa tai
Ngọ cùng Sửu đối sợ không may
Tị, Dần tương hội thêm đau đớn
Thân, Hợi xuyên nhau thật đắng cay
Mẹo thấy Thìn kia càng khổ não
Dậu trông Tuất nọ lắm bi ai.
Ngoài sự Xung khắc của Địa Chi thì còn 1 sự Xung Khắc có lực mạnh hơn
nữa là sự Xung Khắc của Thiên Can. Ở đây, NCD tôi muốn nói đến sự Xung
Khắc khác với cách Ngũ Hành của thiên Can, đó là Thiên Can tương phá:
Giáp phá Mậu, Ất phá Kỷ, Bính phá Canh, Đinh phá Tân, Mậu phá Nhâm,
Kỷ phá Quý, Canh phá Giáp, Tân phá Ất, Nhâm phá Bính, Quý phá Đinh.
Cách dễ nhớ nhất là quý vị cứ đếm tới theo thứ tự, CAN THỨ 5 là Thiên
Can tương phá, CAN THỨ 6 là Thiên Can tương hợp đã nói ở trên vậy. Quý
vị để ý thử xem: Giáp là Dương Mộc, khắc Mậu là Dương Thổ, lại HẠP với
Kỷ là Âm Thổ. Canh là Dương Kim khắc Giáp là Dương Mộc, nhưng HẠP với Ất là Âm Mộc vậy.
(Tổng hợp - Theo NCD)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (XemTuong.net)